Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
bộ Công thương, 5h30
Đạt Trần Đạt Trần
03/06/2024 13:57

Bạn có hay bị chóng mặt buồn nôn khi chạy bộ không?

Chạy bộ hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, cải thiện tâm trạng, duy trì vóc dáng… Nhưng có rất nhiều người không thể tập được thói quen tốt này bởi vì bị hiện tượng đang tập hoặc tập xong thì chóng mặt, buồn nôn. Dấu hiệu này thường xuất hiện khi chạy nhanh, chạy liên tục khiến đầu óc choáng váng, buồn nôn. Hôm nay Phương rảnh nữa nè nên mình cùng tìm hiểu nha.

Đầu tiên chúng ta xác định NGUYÊN NHÂN khiến bạn đang chạy hoặc chạy xong bị buồn nôn, chóng mặt

1. Cơ địa và sức khỏe

Khi chạy bộ, nhất là những bài tập với cường độ cao, máu sẽ phân bổ nhiều hơn đến các cơ bắp, não, tim, phổi; hạn chế lưu thông đến cơ quan tiêu hóa. Việc này làm gián đoạn quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn trong dạ dày gây ra hiện tượng buồn nôn, chóng mặt. Triệu chứng sẽ ngày càng nặng khi luyện tập quá sức. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các bài tập, cơ địa và sức khỏe của mỗi người, không phải ai cũng gặp tình huống này.

2. Chế độ ăn

Ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn trước khi tập cũng là nguyên nhân đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn. Bởi vì khi hệ tiêu hóa dư thừa năng lượng hoặc bị cắt giảm năng lượng đều dễ bị kích thích, đặc biệt là khi tập thể thao.

3. Tập thể dục xong buồn nôn do quá trình hydrat hóa

Khi tập thể dục, cơ thể sẽ mất rất nhiều mồ hôi đồng thời làm mất đi chất điện giải bên trong gây chóng mặt, buồn nôn trong hoặc sau khi tập luyện.

4. Bệnh lý có sẵn cũng là nguyên nhân khiến tập thể dục xong buồn nôn

Nếu cơ địa dễ bị tụt huyết áp, hạ đường huyết thì bạn cũng rất dễ rơi vào hiện tượng tập thể dục xong bị chóng mặt, buồn nôn, kiệt sức, chân tay bủn rủn, người vã mồ hôi.

VẬY CÁC BIỂU HIỆN KHI TẬP QUÁ SỨC LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU HOÁ LÀ GÌ?

Buồn nôn, chóng mặt cũng chính là triệu chứng cảnh báo bạn đang tập thể dục quá sức, sử dụng hết nguồn năng lượng dự trữ buộc cơ thể phải đưa ra tín hiệu cảnh báo để phản ứng lại.

CÁCH KHẮC PHỤC:

1. Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và tập luyện

Bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi ngay sau khi có các triệu chứng tập thể dục quá sức như chóng mặt, buồn nôn.

Lưu ý, khi cảm thấy mệt, bạn không nên dừng tập đột ngột. Nếu đang chạy bộ hãy chuyển sang chế độ nghỉ ngơi theo trình tự: chạy chậm, đi bộ rồi mới dừng lại nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian làm quen với các thay đổi.

2. Điều tiết hơi thở

Thở đúng cách sẽ giúp bạn không bị chóng mặt, buồn nôn. Việc giữ hơi thở quá lâu, thở quá nhanh hoặc quá sâu đều dễ khiến bạn chóng mặt và chạy xong buồn nôn. Việc cần làm là hãy thả lỏng cơ thể, hít thở chậm rãi, cố gắng thở đều và sâu hơn một chút thì sẽ khắc phục được.

3. Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học

Bạn tuyệt đối không được bỏ bữa sáng khi tập thể dục, nhưng cũng không nên ăn quá no vì dư hoặc thiếu năng lượng khi luyện tập đều là nguyên nhân trực tiếp khiến đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn. Thời gian lý tưởng để ăn trước buổi tập là 1 đến 2 tiếng đồng hồ.

Bên cạnh đó, bạn hãy ăn đa dạng thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, chanh; vitamin A như cà chua, cà rốt, gan động vật; vitamin D như hàu, tôm, lòng đỏ trứng; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, sắt, acid folic để cân bằng năng lượng trong cơ thể, hạn chế chóng mặt, buồn nôn khi tập thể dục.

Đặc biệt, bạn cần tránh xa thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn với quá nhiều gia vị để tránh bao tử bị kích thích khi ddi chạy đồng thời cũng là cách để bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh tim mạch do dư thừa cholesterol.

4. Uống nước đúng cách

Mất nước không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm mất điện giải do tập luyện quá sức. Chính vì thế, uống đủ nước là một trong những giải pháp quan trọng trong việc khắc phục tình trạng buồn nôn, chóng mặt khi chơi thể thao. Tuy nhiên, uống đủ nước thôi là chưa đủ, để tránh mất sức khi tập thể dục bạn cần uống nước đúng cách. Cái này P chia sẻ sau nha

5. Chọn cự ly và tốc độ phù hợp với sức khỏe của bản thân

Ai cũng biết chạy bộ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải cự ly, tốc độ và bài tập nào cũng phù hợp với bạn. Một trong những nguyên nhân gây mất sức, thậm chí là đột quỵ là do người tập có sức khỏe không tốt nhưng vẫn cố gắng tập luyện thời gian dài, cường độ cao.

Chính vì thế, nếu sức khỏe không tốt, có tiền sử cao huyết áp, dễ bị tụt đường huyết tuyệt đối không chọn những môn cường độ cao như chạy bộ nhanh, chạy bộ quá sức, đường dài… mà hãy bắt đầu bằng việc những môn nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ chậm, đạp xe..

Chọn đúng môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân không chỉ giúp việc tập luyện vui vẻ, nhẹ nhàng hơn mà còn hạn chế, thậm chí là dứt điểm tình trạng đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn. Chúc tất cả mọi người đều tham gia thể thao trong trạng thái vui vẻ, không bị áp lực bởi các bài tập và thành tích, tránh mang lại hiệu ứng ngược trong quá trình luyện tập.

Dr Phương - Group 5h30

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới