Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Thiên An Thiên An
31/10/2020 10:57

‘Người miền Trung ăn ở sao mà cứ bị như vậy?’

Tôi không phải là người làm công việc nghiên cứu văn hóa hay điền dã biên khảo tính cách vùng miền. Nhưng tôi là một người con của miền Trung, lập nghiệp ở miền Nam, cũng có cơ hội đi khắp nơi nước Việt, nên xin có đôi lời nhân có trend “chửi hùa” người miền Trung “ăn ở sao mà bị thiên tai hoài”.

Trước khi nói về tính cách người miền Trung, tôi xin mạn phép nói qua một chút về việc làm thiện nguyện, mà mình cũng tham gia với tư cách một “nhịp cầu nhỏ” trong hơn 10 năm qua. Như tôi có lần nói, làm thiện nguyện, rốt lại là ở tấm lòng, người cho đi không phải là người giàu tiền bạc, mà giàu tấm lòng.

Ý nghĩa tốt đẹp nhất của thiện nguyện chính là ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI (Pay it forward), ức người cho không mưu cầu nhận lại, người được giúp không cần tìm người cho để trả ơn, mà hãy giúp tiếp người khác.

Cứ như thế chúng ta tạo nên những vòng tròn nhân ái tiếp nối. Thiện nguyện cũng không phải là việc đơn giản. Ngoài có tiền, có tấm lòng, còn phải có thời gian, có kiến thức, biết lên kế hoạch, sắp xếp mọi thứ; có quan hệ để kết nối, có đủ tỉnh táo để nhìn thấy kết quả…

Chứ nó không đơn giản là mang tiền quà đến cho rồi về. Làm thiện nguyện, cũng không chỉ có những cảm xúc ấm áp, ngọt ngào; mà có khi mang về những bực giận, thậm chí là phẫn nộ.

Chúng tôi đi khám bệnh phát thuốc phát quà miễn phí cho bà con nghèo. Nhưng có người không chịu được cảnh xếp hàng chờ lâu đã nổi điên chửi bới xông lên đòi đánh chúng tôi.

Chúng tôi đi phát gạo từ thiện cho bà con trong mùa dịch Covid. Nhiều người nhận rồi vòng trở lại nhận tới lần thứ 3.

Chúng tôi biết, nhắc nhẹ thì bị chửi. Chúng tôi đi phát quà, tiền cho các cụ già neo đơn ở Viện dưỡng lão, có cụ nhận tiền rồi giấu dưới chiếu đòi nhận nữa. Chúng tôi thấy chỉ cười, vì nghĩ các cụ lẫn. Không giận mà thương.

Còn nhiều ví dụ nữa.

Ở đâu cũng có người này người nọ, người tốt người xấu, người hiền lành người láu cá… Miền nào thì cũng vậy. Đừng gán ghép những tính xấu cho một vùng miền nào.

Nếu nhìn nhận thì hãy tự trào Người Việt xấu xí để tự cảnh tỉnh, chỉnh sửa mình. Còn người miền Trung thì sao? Không phải tôi là người miền Trung mà nói tốt hết cho người quê mình. Nhưng tôi nghĩ người miền Trung có những đức tính tốt nhiều hơn là tính xấu.

Người miền Trung cần cù, chịu khó. Đó là điều không ai có thể phản bác. Người miền Trung thật thà, ngay thẳng. Đó cũng là tính cách vượt trội.

người miền Trung
Ảnh: teamBTB

Nếu bạn cần một người trung thực, bạn nên chọn một người miền Trung. Người Trung dù khéo léo ngọt ngào tới mấy cũng không bằng người Bắc, người Nam. Người Bắc chưa thấy mặt đã nghe tiếng. Người Trung có khi thấy mặt cả đời mà tiếng như cứ lặn tận đâu.

Cho nên không lạ khi người miền Trung tài năng nhiều, nhưng danh tiếng lại ít. Người miền Nam hào phóng, đơn giản quá nhiều khi thành dễ dãi, vô tâm.

Người miền Trung sâu sắc, kỹ lưỡng quá nhiều khi thành ích kỷ, khắc nghiệt. Nói về tính chắt bóp tằn tiện thì người Trung chắc là số 1. Tôi thì không thích tính này. Tính sĩ diện của người miền Trung cũng rất cao. Họ rất dễ tự ái. Ví dụ họ sẵn sàng đi bán vé số, bán ve chai, nhưng không làm nghề giúp việc.

người miền trung
Ảnh: Hải Đông/Báo Người Lao Động

Người miền Trung rất giỏi chịu đựng nhưng cũng dễ nổi nóng, phản kháng mãnh liệt. Người Trung có máu tham không? Tôi nghĩ con người ở đâu cũng có lòng tham cả.

Nhưng trong thiên tai hoạn nạn, có người nhặt được trong đống đồ từ thiện 10 triệu cũng mang trả lại. Có người lượm được 2 chỉ vàng cũng mang trả lại. Họ chính là người miền Trung, là những người nghèo khổ, trong tay chưa bao giờ cầm số tiền lớn như vậy.

Người miền Trung vào Sài Gòn bán cháo lòng, bán hủ tiếu, làm nghề ve chai… để nuôi con học đại học, là chuyện bình thường, phổ biến. Rồi, những người mà bạn kêu là người miền Nam từ thiện miền Trung, thực ra chính là người gốc miền Trung cả đó.

Tôi không muốn đưa ra con số, nhưng chắc khoảng 70%. Còn dễ nhất bạn cứ quan sát quanh mình, những NGƯỜI MIỀN NAM TỐT BỤNG ấy thực sự có phải là người GỐC MIỀN TRUNG không? Những đại gia nổi tiếng nhất của Sài Gòn này thì gốc miền nào? Hãy tìm hiểu đi rồi nói.

Cuối cùng, trả lời cho câu hỏi “Người miền Trung ăn ở sao mà cứ bị như vậy”, tôi xin không trả lời, mà hỏi lại bạn rằng: “Vậy chứ bạn ăn ở sao mà thành cái thứ như vậy?”

Nguồn Facebook Trần Nhã Thụy

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới