Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Duy Trường Duy Trường
09/02/2022 08:15

Dáng đi của bạn tiết lộ bệnh gì?

Nhìn tốc độ đi bộ, dáng đi của một người, có thể cho thấy tâm trạng, sức khỏe… của người đó. Tuy nhiên dáng đi còn biểu hiện rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Nên bước đi thế nào để cơ thể chuyển động nhịp nhàng và không ảnh hưởng xấu đến xương khớp là một vấn đề được rất bạn đọc quan tâm

1. Dáng đi tiết lộ bệnh tật

– Bàn chân đặt xuống mặt đất trước:

Bình thường, khi đi, gót chân sẽ tiếp xúc với mặt đất trước tiên. Nếu bạn đặt bàn chân xuống trước, phần lớn do khả năng không chế của các cơ bị suy yếu.

Đây có thể là kết quả của đĩa đệm đốt sống bị nhô ra, chèn lên dây thần kinh, gây tổn thương chức năng của thần kinh cơ hoặc có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

– Bước chân ngắn:

Có thể khớp gối có vấn đề. Ngoài ra có thể do phạm vi chuyển động hông còn hẹp. Đây là lý do khiến lưng phải chịu nhiều áp lực hơn làm bạn bị đau lưng và các vấn đề xương khớp khác.

– Bước chân lạch bạch:

Bước đi giống con vịt hay gặp ở những người có bàn chân phẳng. Đây có thể do di truyền cũng có thể do người đó bị các bệnh xương khớp như viêm khớp, gãy xương… cũng có thể do đi bộ quá nhiều khiến cẳng chân và chân đau nhức và mất sự linh hoạt của bàn chân.

– Bước đi bắt chéo chân:

Dáng đi thể hiện sức khỏe, tính cách của con người

Nếu một người có dáng đi hình cái kéo: hai đùi khép lại, chân bắt chéo nhau, đi bộ bước một chỉ mu bàn chân của bàn chân thì người đó có thể đang bị bệnh bại não hoặc bệnh liên quan tới hệ thần kinh.

Để cải thiện dáng đi này, có thể sử dụng các loại thuốc, giảm co cứng hay làm phẫu thuật chỉnh hình khi cần thiết.

– Khó nhấc chân khỏi sàn:

Đây không chỉ là dấu hiệu của tuổi già mà còn là dấu hiệu bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ trầm trọng…

Người có tốc độ đi chậm, khoảng 0,6m/s (tốc độ trung bình là 0,9m/s), theo các chuyên gia sẽ có tuổi thọ ngắn và điều này càng chính xác hơn với những người trên 74 tuổi. Những người vừa đi vừa nhảy có thể do các cơ cẳng chân quá căng, dáng đi này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt ở những người đi giày cao gót.

– Đi nhón chân:

Trẻ đi nhón chân thường được các bố mẹ để ý để xử trí sớm khi cần thiết.

Hay đi bằng mũi chân chứ không đi bằng lòng bàn chân. Người đi bằng hai mũi chân hay gặp các vấn đề về căng thẳng của cơ, cột sống hoặc não bị tổn thương…

Thông thường, nhiều trẻ mới chập chững biết đi sẽ hay đi kiểu nhón chân như trên, tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nếu thấy trẻ lớn dần mà không bỏ thói quen đó cần đưa con tới chuyên khoa nhi để bác sĩ tiến hành những kiểm tra cần thiết.

2. Dáng đi thể hiện thói quen trong sex

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người chăm chỉ đi bộ, cơ thể săn chắc không những thu hút người khác giới mà khả năng đạt cực khoái cũng dễ dàng hơn. Người dáng đi cứng nhắc luôn kiềm chế bản thân và rất ít khi chủ động trong quan hệ tình dục. Ngược lại người có bước đi mạnh mẽ lại có thể là người cuồng nhiệt chủ động khi yêu.

3. Tính cách cũng bộc lộ qua dáng đi

Nhìn dáng đi cũng có thể đoán được khá chính xác tính cách của người đó. Người có dáng đi thẳng thường có tính cách hòa đồng, vui vẻ.

Người có chân bước nhanh, không lùi bước trước đám đông thường là người nóng vội nhưng thẳng thắn, thích xã giao nhiều bạn.

Người hay chắp tay sau lưng thường có tính cách ôn hòa, có những thành công nhất định trong sự nghiệp.

Người có dáng đi chậm chạp, ngó trước ngó sau lại thường không thích giao tiếp bạn bè gây ảnh hưởng đến công việc cũng như trong cuộc sống…

Người đi hai gót chân hướng vào, hai đầu bàn chân hướng ra thì thường là người có tính cách bảo thủ, không thích giao tiếp.

Dáng đi còn thể hiện thói quen sex thường ngày của người đó.

Tóm lại mỗi người mỗi dáng đi nhưng qua dáng đi ta có thể biết được một phần tính cách của họ.

4. Dáng đi tốt cho sức khỏe

Vậy đi thế nào để tốt cho xương khớp nói riêng và sức khỏe nói chung? Hãy làm theo hướng dẫn:

– Đầu: Thẳng, không nhìn xuống chân, tia nhìn duy trì ở vị trí từ 3-6m về phía trước. Như thế có thể hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của đầu, làm giảm áp lực của cơ cổ.

– Ngực: Ưỡn thẳng

– Cánh tay: Hơi cong, dao động tự nhiên theo bước đi.

– Vai: Thả lỏng, không nhô cao về trước cũng không tụt về sau. Nếu muốn kiểm tra, bạn hãy nhờ bạn bè bên cạnh nhìn thử. Tư thế đúng là tai, vai, hông và đầu gối phải nằm trên cùng một đường.

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới