Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Nguyễn Viết Châu Nguyễn Viết Châu
25/06/2020 09:03

Các nhà khí tượng học cho biết năm 2020 sẽ là năm nóng nhất từ trước đến nay

Các kỷ lục về nhiệt độ đã bị phá vỡ từ Nam cực đến Greenland kể từ tháng 1 năm nay, điều này đã khiến nhiều nhà khoa học ngạc nhiên vì đây không phải là năm El Nino – hiện tượng thường gắn liền với mức nhiệt độ cao.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ tính toán có 75% khả năng năm 2020 sẽ là năm nóng nhất kể từ khi các phép tính về đo lường nhiệt độ bắt đầu.

Theo như cơ quan này cho biết đang theo sát kỷ lục về nhiệt độ vào năm 2016, khi nhiệt độ tăng vọt vào đầu năm do một đợt El Nino dữ dội khác thường và sau đó nhiệt độ đã giảm xuống mức bình thường.

Có 99,99% khả năng năm 2020 sẽ là một trong 5 năm nóng nhất từng được ghi nhận. Một tính toán khác của Gavin Schmidt, giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của NASA ở New York đã cho thấy có 60% khả năng năm nay nhiệt độ sẽ lập kỷ lục ở mức cao nhất.


Với cơ quan Met Office thận trọng hơn và ước tính 50% khả năng năm 2020 nhiệt độ sẽ đạt kỷ lục mới. Mặc dù tổ chức của Vương quốc Anh này cho biết năm nay sẽ là năm kéo dài của chuỗi nhứng năm ấm áp kể từ năm 2015, giai đoạn nắng nóng nhất trong lịch sử loài người.

Thời tiết bất thường đang ngày càng trở thành một điều bình thường khi các kỷ lục nhiệt độ bị đánh bại từ năm này sang năm khác và từ tháng này qua tháng khác.

Tháng 1 năm nay là tháng nóng kỷ lục, khiến nhiều quốc gia gần Bắc Cực không có tuyết ở nhiều thành phố lớn. Vào tháng 2, một cơ sở nghiên cứu ở Nam Cực đã ghi nhận nhiệt độ hơn 20oC (68oF) lần đầu tiên trên lục địa phía nam này. Ở đầu kia thế giới, Qaanaaq, Greenland đã ghi nhận kỷ lục tháng 4 ở mức 6oC vào hôm Chủ nhật vừa qua.

Trong quí 1 năm nay hiện tượng ấm lên được nhận thấy rõ rệt nhất ở khu vực Đông Âu và Châu Á, nơi nhiệt độc tăng cao hơn 3oC so với mức trung bình.

Trong nhiều tuần gần đây phần lớn nước Mỹ trải qua thời tiết oi ả, trung tâm thành phố Los Angeles đã đạt mức nhiệt cao nhất từ trước đến nay là 34oC. Phía Tây Úc cũng đã trả qua một mùa nắng nóng kỷ lục chưa từng có.


Karsten Haustein, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Oxford, cho biết sự nóng lên toàn cầu đang nhích gần đến mốc 1,2oC so với mức tiền công nghiệp.

Ông cho biết trình theo dõi trực tuyến của ông cho thấy mức độ ấm lên vẫn tương đối thấp ở mức 1,14oC do các khoảng trống trong dữ liệu, nhưng mức này có thể tăng lên 1,17oC hoặc cao hơn sau khi các số liệu mới nhất được đưa vào.

Mặc dù đại dịch ít nhất đã tạm thời giảm lượng khí thải mới, nhưng ông cho biết việc tích tụ khí nhà kính trong khí quyển vẫn là một mối lo ngại rất lớn. “Cuộc khủng hoảng khí hậu tiếp tục không suy giảm,” Haustein nói.

“Lượng khí thải sẽ giảm trong năm nay, nhưng nồng độ vẫn tiếp tục tăng. Chúng ta rất khó có thể nhận thấy bất kỳ sự chậm lại nào trong việc ghi nhận các mức GHG (greenhouse gas – khí thải nhà kính) trong khí quyển. Nhưng hiện tại chúng ta có cơ hội duy nhất để xem xét lại các lựa chọn của mình và sử dụng cuộc khủng hoảng corona làm chất xúc tác cho các phương tiện vận chuyển và sản xuất năng lượng bền vững hơn (thông qua các ưu đãi, thuế, giá carbon…)”.

Grahame Madge, phát ngôn viên khí hậu của Met Office đồng tình với điều này: “Sự tin tưởng vào khoa học để đề xuất các hành động từ chính phủ và xã hội trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp toàn cầu chính là những biện pháp cần phải được lên kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng tiếp theo cho nhân loại: biến đổi khí hậu”.

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới