Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Duy Trường Duy Trường
07/02/2022 23:00

Tất tần tật những điều cần lưu ý về tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi

PGS Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần, đang làm việc tại Hoa Kỳ đã có những chia sẻ với báo giới xoay quanh các vấn đề liên quan đến việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi.


Hiểu rõ về tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi

Theo Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần, dữ liệu thống kê cho thấy, khi tiêm vaccine tỉ lệ bảo vệ trẻ em, giảm nguy cơ nhập viện và bảo vệ trẻ em khỏi tử vong rất cao. Các biến chứng như viêm cơ tim xảy ra 5-11 tuổi rất thấp, chỉ có một vài ca, rất thấp so với nhóm tuổi từ 12-17 và nhóm lớn hơn.

Khi tiêm với tỉ lệ thấp hơn thì biến chứng sẽ rất thấp, đây cũng là cơ sở để nhiều quốc gia trên thế giới khuyến cáo tiêm vaccine phòng chống Covid-19.

Về vaccine Pfizer Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần cho biết, hiện nay những tác dụng phụ ở trẻ em tại tuổi này cũng gần giống như người lớn. Có các triệu chứng tại vùng tiêm, bị mệt, một vài trường hợp hiếm có những ca sốc phản vệ, tuy nhiên theo những dữ liệu ban đầu hiện nay cho thấy mọi thứ ổn.

“Trẻ em không phải những người lớn thu nhỏ lại, cơ thể trẻ em ở tuổi từ 5-11 phát triển khác, sinh lý và mọi thứ đều khác. Những tác dụng phụ có thể cũng giống như người lớn tuy nhiên những tác dụng khác còn cần tìm hiểu kỹ hơn.

Đây cũng là một trong số những lý do nhiều nước quan ngại vì cho rằng những tác dụng phụ ban đầu không thấy rõ ràng nhưng không biết sau này sẽ như thế nào với trẻ em đã tiêm. Dựa vào những dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna thì dữ liệu cho thấy là an toàn”, bác sĩ Huỳnh Wynn Trần cho biết.


Theo bác sĩ, nhóm nghiên cứu dựa trên mấy chục nghìn bệnh nhân, dữ liệu cho thấy tỉ lệ bảo vệ cao, thậm chí hơn cả người lớn. Tác dụng phụ tương đương hoặc ít hơn so với người lớn. Những dữ liệu này là căn cứ để CDC cho phép và khuyến cáo nên tiêm phòng vaccine dành cho trẻ em.

“Độ phủ vaccine cho trẻ em trong độ tuổi 5-11 ở Hoa Kỳ vào khoảng 28%. Ta cần có thêm dữ liệu để biết được nó có tác dụng phụ nào nguy hiểm hay nặng hơn hay không. Cho tới bây giờ, hầu như không có ca nặng, viêm cơ tim, viêm màng tim giống như khi tiêm cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi. Nếu ta tiêm nhiều hơn thì sẽ thấy nhưng hiện tại cho thấy tỉ lệ là rất thấp.

91% hiệu quả để ngăn ngừa trẻ em từ 5-11 tuổi, nghiên cứu gồm 3.100 trẻ em và không có bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào của Pfizer. Trong nghiên cứu này chỉ có các tác dụng phụ như sưng chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, đau khớp, bị sốt và thường những tác dụng phụ này xảy ra ở liều thứ 2”, bác sĩ chia sẻ.

Trẻ nào nên tiêm? các triệu chứng của trẻ từ 5-11 tuổi sau tiêm có thể gặp phải

Theo bác sĩ, phần lớn không có ca nào liên quan đến viêm cơ tim hay viêm màng tim. Tác dụng phụ hay xảy ra nhất là chỗ tiêm chủng bị đau, xảy ra từ 70-74%, hầu như các bé tiêm đều bị đau chỗ tiêm.


Tuy nhiên, bị đau lâu thì chỉ có 0,6%. Mệt mỏi, bị lừ đừ là 0.9%, nhức đầu 0.3%, ớn lạnh là 0.1%, đau cơ bắp là 0.1%. Những dữ liệu này ở mức thấp, trung bình so với người lớn. Khi cộng tổng các triệu chứng thì chỉ có khoảng chừng 8-10% bị sốt, đau…

Ngoài ra, trong nghiên cứu lâm sàng 3.100 người trên, không có ca tử vong. Những ca nguy hiểm không liên quan nhiều đến việc tiêm vaccine.

“Trẻ 12-17 tuổi ta dùng liều của người lớn, với trẻ từ 5-11 tuổi ta dùng liều chỉ bằng 1/3. Liều đó thấp hơn nhiều, những rủi ro nguy hiểm thấp hơn. Trường hợp, trong nhóm 11 triệu trẻ ở độ tuổi từ 5-11, sẽ có một vài triệu trẻ ở vùng dịch cao, rủi ro cao. Một vài trăm ngàn bé nằm trong vùng rủi ro thấp hơn, không phải 11 triệu trẻ đều giống nhau ở góc độ dịch tễ học.

Chính vì vậy, ta nên lựa chọn bé nào rủi ro cao trong vùng dịch có khả năng lây nhiễm cho ông bà, cha mẹ ở khu dân cư đông, vùng dịch nhiều ta nên khuyến cáo tiêm cho những bé này. Những bé ở vùng khác thì có thể đợi”, bác sĩ khuyến cáo.

Chiến lược tiêm vaccine dựa theo hiện trạng thay đổi theo tình hình dịch, biến thể bệnh dịch. Theo ta thấy là cần thiết nhưng chưa đến mức bắt buộc phải tiêm chủng ở độ tuổi này.

Những lưu ý sau tiêm

Khi đưa con đi tiêm, trước khi tiêm phụ huynh cần lưu ý các vấn đề như con thường hay sốc phản vệ, có tiền sử sốc phản vệ, có những phản ứng phụ với các vaccine trước, bé bị béo phì, hen suyễn, tiểu đường, cao huyết áp, bị bệnh nền, bệnh ung thư máu…


Ngoài ra, cần cân nhắc các trường hợp ở nhà bé có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hay không. Tất cả những điều trên, các bậc phụ huynh cần nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa của bé để tuỳ mỗi trường hợp bác sĩ sẽ quyết định có nên tiêm chủng hay không.

“Nhìn chung, những rủi ro là những con số hoàn toàn chấp nhận được, đây là những rủi ro rất hay gặp khi ta tiêm chủng bất cứ loại vaccine nào. Những rủi ro này so với những loại vaccine khác tiêm chủng cho trẻ em thì vẫn vậy, thậm chí còn thấp hơn nữa”, bác sĩ cho biết.

Sau khi tiêm về nhà, ta quan sát con trẻ trong vòng 24h xem bé có bị sốt, co giật hay bất kỳ dấu hiệu nào khác để theo dõi. Đối với bé nào đã có tiền sử sốc phản vệ nên tiêm ở những bệnh viện lớn, trung tâm y tế có đầy đủ trang thiết bị.

“Phụ huynh nào có con em có tiền sử sốc phản vệ thì nên đưa con đến một trung tâm y tế hay bệnh viện lớn có đủ khả năng xử lý, cấp cứu nếu chẳng may con em bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine.

Ta nên tiêm vaccine cho bé nếu như rủi ro bị nhiễm Covid-19 cho gia đình, cho khu vực và cho bé cao hơn, nếu rủi ro bé ở khu vực nguy cơ cao. Trường hợp bé ở khu vực an toàn, bé ở trong gia đình không có nhiều người, không có mật độ tiếp xúc cao thì ta có thể đợi.

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới