Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Sơn Hà Sơn Hà
08/09/2020 08:43

Bài thuốc quý dân gian từ cây sen tốt cho sức khỏe mọi nhà

Tìm hiểu về cây sen

Quả sen, ta thường gọi nhầm là hạt sen, nếu để nguyên cả vỏ đỏ bên ngoài gọi là liên thạch, bóc vỏ ngoài, bỏ chồi xanh ở lõi giữa gọi là liên nhục. Chồi mềm xanh nằm trong hạt sen gọi là liên tử tâm, hay tâm sen. Rễ sen thường gọi là ngó sen hay ngẫu sen, liên ngẫu có hình trụ nằm ở dưới bùn. Lá sen thường gọi là liên diệp hay hà diệp. Gương sen – Liên sen hay là bát sen, sau khi đã lấy hết hạt phơi khô gọi là liên phòng. Tua nhị sen sau khi đã phơi khô gọi là liên tu.

Bài thuốc quý tốt cho sức khỏe từ cây sen

Bông sen, lá, củ, hạt sen… đều dễ dàng chế biến thành những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn là vị thuốc. Sau đây là công dụng từng bộ phận cây sen tốt cho sức khỏe mà bạn có thể dùng cho cả gia đình.


Ngó sen(Ngẫu sen): Vị ngọt, tính mát nếu dùng sống. Nếu nấu chín tính ôn, điều trị các bệnh ở tim, gan, tỳ, vị. Dùng sống loại non nhỏ rửa sạch, mài nước đặc cho bệnh nhân uống có tác dụng mát huyết, cầm huyết, tiêu huyết ứ để sinh huyết mới, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, trị tiểu đường, giải rượu, cho uống ngày 20-40 ml. Dùng chín loại già, củ to: Có tác dụng bổ tỳ vị, bổ tâm an thần, ích huyết, Mài bột làm thuốc bổ dưỡng cho người già, người mới ốm dậy cơ thể suy nhược, sau khi phẫu thuật chóng liền vết mổ, phụ nữ sau khi sinh huyết hư gầy yếu, sao cháy để cầm máu. Làm thức ăn bổ dưỡng, xào với thịt bò, làm nộm, nấu canh, ninh với thịt nạc…

Bát sen: Vị đắng chát, tính ấm, điều trị các chứng đau bụng trướng đầy, phụ nữ xuất huyết, kinh nguyệt không ra, băng huyết, sắc cùng một số vị thuốc khác cho bệnh nhân uống. Ngày dùng 10 – 15g.


Lá sen(Hà diệp): Có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chúng ta phơi khô, thái nhuyễn dùng nấu cháo với đường cát, dịch tiết từ lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu, giúp máu lưu thông, trị chứng tâm phiền mất ngủ, đau dạ dày do nhiệt… giúp tăng cường sức khỏe.

Hạt sen(Liên tử):
 Trong Dược học cổ truyền, hạt sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường. Dùng làm thuốc bổ, chữa tỳ hư sinh tiết tả (ỉa chảy), di mộng tinh, băng lậu, đới hạ, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày 10 – 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.


Tâm sen(Liên tâm): Vị đắng, tính hàn điều trị các bệnh ở tim, thận có tác dụng thanh nhiệt trong tim, làm hạ huyết áp, làm hai tạng tim và thận thông nhau để khỏi sinh bệnh, trẻ em sốt cao, mê sảng, nói nhảm, người huyết nhiệt nôn ta máu, chảy máu cam…Ngày dùng 4-10 gr tim sen khô đem hãm nước sôi trị mất ngủ rất tốt.


Trong thiên nhiên, có lẽ ít có loài thực vật nào như cây sen mà toàn bộ các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Hải Thượng Lãn Ông đã viết về cây sen như sau: “Cây mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, đượm khí thơm trong lành của trời đất, nên củ, lá, hoa, tua, vỏ quả, ruột đều là thuốc hay”. Sen không những là loại hoa thơm dịu và còn là bài thuốc mà bạn không thể bỏ qua, Điều dưỡng viên Thu Hương Giảng viên Liên Thông Cao đẳng Điều dưỡng cũng có lời khuyên, bạn nên sử dụng sen cho cả gia đình để có sức khỏe tốt nhất.

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới