Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Hoàng Duyên Hoàng Duyên
02/10/2020 16:23

Tác động của tập thể dục lên hoạt động não bộ

The New York Times, tờ báo nổi tiếng của Mỹ, gần đây có bài tóm lược kết quả của một nghiên cứu khoa học liên quan đến khám phá mới về ảnh hưởng của thể dục lên hoạt động của não bộ.

Đây là link của bài báo https://www.nytimes.com/2020/07/15/well/move/how-exercise-may-bolster-the-brain.html

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh với chuột và con người (người già và cả trẻ) khi tập thể dục thì số lượng tế bào thần kinh tăng lên ở những khu vực trí nhớ của não bộ và khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Tuy nhiên lâu nay thì cơ chế cho ảnh hưởng này vẫn là một ẩn số.

Gần đây nhóm nghiên cứu của GS Saul Villeda ở Đại học California San Francisco báo cáo trên tạp chí khoa học nổi tiếng Science một kết quả khá đột phá trong quá trình tìm hiểu cơ chế tương tác giữa thể dục và hoạt động não bộ.


Thí nghiệm ban đầu được thực hiện trên chuột.

Khi lấy máu của chuột sau khi cho tập thể dục chạy trên bánh xe quay sau sáu tuần truyền vào những con chuột không hoạt động trong thời gian thí nghiệm thì tìm thấy số lượng tế bào thần kinh tăng trưởng ở các khu trí nhớ và hoạt động nhận thức của các chú chuột được truyền máu tốt hơn so với các chú chuột không hoạt động và không được truyền máu. Điều này dấy lên câu hỏi đó là khác biệt gì trong máu của chuột tập thể dục và chuột không tập?

Sử dụng một số kỹ thuật của hóa phân tích, nhóm nghiên cứu khám phá ra nồng độ của một chất đạm ít được biết đến có tên gọi là Glycosylphosphatidylinositol Specific Phospholipase D1 (còn gọi tắc là GPLD1) tiết ra từ gan cao hơn trong máu của chuột tập thể dục. Sau đó dùng kỹ thuật biến đổi gene kích hoạt gan của những chú chuột không tập thể dục để tiết ra GPLD1 thì nhận được hiệu ứng giống như chuột có tập thể dục. Liệu rằng khám phá này chỉ tìm thấy riêng ở chuột?


Nhóm nghiên cứu sau đó làm thí nghiệm với người lớn tuổi.

Một nhóm người lớn tuổi sau một thời gian đi bộ hàng ngày thì nồng độ GPLD1 cao hơn so với nhóm không tập thể dục. Điều này cho thấy khi tập thể dục gan tiết ra thêm chất đạm GPLD1 vào máu. Nhưng nó tương tác với các hoạt động của não bộ như thế nào khi nó khó có thể vượt qua giới hạn giữa mạch máu và tế bào não?

Các nhà khoa học cho rằng việc tăng nồng độ của chất đạm này để kích thích hàng loạt phản ứng hóa học, chuyển đổi chất ở tầng tế bào, và từ đó ảnh hưởng hoạt động của não một cách gián tiếp chứ không trực tiếp. Cần phải tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của chất đạm GPLD1.

Khám phá khoa học này cũng như lời giải thích về cơ chế tương tác giữa thể dục và hoạt động não bộ phù hợp với những gì tôi đang tìm thấy khi mình tự làm thí nghiệm với môn thể dục mind-body mới do tôi sáng chế.


Bài tập dùng lý trí để điều khiển các động tác theo hơi thở và không chỉ tập trung ở các nhóm cơ mà còn ở phần bụng (lục phủ và ngũ tạng). Bài nghiên cứu trên giúp giải thích kết quả tóc tôi ngày càng xanh (đen ra).

Giờ thì đỉnh đầu hầu như đã xanh gần hết và bắt đầu chuyển qua hai thái dương! Không chừng vô tình tôi khám phá ra nguyên tắc trong bộ nội công của Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông đấy.

Một kết quả khác cũng được giải thích bởi nghiên cứu trên đó là sau khi tập thể dục thì não tôi hoạt động tốt hơn nhiều so với những ngày không tập. Khả năng tập trung cao hơn và tinh thần tỉnh táo, thoải mái và cảnh giác hơn.

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới