Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Sơn Hà Sơn Hà
17/07/2020 19:15

Những người không nên tập gym

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Phú, Phó Giám đốc (PGĐ) bệnh viện Thể thao Việt Nam, mỗi người khi tập luyện thể dục thể thao dù ở mọi mức độ đều có nguy cơ tiềm ẩn. Bên cạnh những lợi ích về sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật và đạt được ý muốn cá nhân như: thể hình đẹp, tinh thần thoải mái, giảm stress… thì cần phải ghi nhận những tác dụng không mong muốn  trong khi tập luyện. Vì vậy, tập luyện trong điều kiện phù hợp và khoa học là điều rất cần thiết với mỗi người khi tham gia rèn luyện sức khoẻ, đặc biệt với bộ môn tập gym.

Đối với một số nhóm người thì việc tập gym chưa hẳn là tốt.( nguồn: group 5h30)

Dưới đây 5h30.vn sẽ chia sẻ với bạn đọc những nhóm người không nên tập gym với bất kỳ mức độ nào.

Những người bị các bệnh lý về tim mạch

Bên cạnh những người mắc bệnh tim đang được điều trị thì có một số trường hợp như: bệnh nhân bị thấp khớp cấp biến chứng vào tim mà không biết hoặc những người ngay từ nhỏ đã có dấu hiệu gì đó về tim mạch nhưng không biết…Những đối tượng này bình thường sẽ không có biểu hiện gì về bệnh tim nhưng chỉ bộc lộ khi họ gắng sức gần như tối đa. Cụ thể là cơn rối loạn nhịp tim, những cơn khó thở và rất dễ gây biến chứng.

Ảnh minh họa.

Người có bệnh lý về cơ, xương khớp

Việc tập gym sẽ tác động đến xương và cơ bắp, cũng như kích thích cơ bắp phát triển. Những người có tiền sử bệnh lý về cơ, xương khớp hoặc các bệnh chứng như là rối loạn thần kinh cơ, nhược cơ, bệnh thoái hóa cột sống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống, khớp… không hẳn là không nên tập gym, nhưng tập thế nào để đạt hiệu quả cao nhất tốt cho sức khỏe thì nên có huấn luyện viên cá nhân để theo sát và chỉ dẫn những bài tập phù hợp, tránh ảnh hưởng cơ và xương khớp.

Người có bệnh lý về đường hô hấp

Việc tập gym là kết hợp của sức bền, sức mạnh nên nếu bạn có vấn đề về hô hấp thì việc tập cường độ cao là hoàn toàn không nên, thay vào đó là những bài tập nhẹ hoặc chuyển sang tập yoga… Ví dụ, người có tiền sử mắc bệnh hen, mặc dù đã được điều trị ổn định cũng không nên đi tập gym. Bởi vì, chính điều kiện tập luyện này lại là yếu tố nội sinh kích thích cơn hen cấp và bệnh hen tái phát.

Người mắc bệnh dạ dày

Chế độ vận động, tập luyện thể thao có ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh đau dạ dày. Khi bệnh loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển, chảy máu dạ dày, đau nhiều thì chưa nên tập thể dục, thể thao. Khi bệnh ở giai đoạn ổn định không có triệu chứng đau và rối loạn tiêu hóa, hoặc vết loét đã điều trị liền sẹo, hoặc đã được phẫu thuật giải quyết tốt thì rất nên tập, để duy trì và nâng cao sức khỏe.

Điều quan trọng là mức độ tập luyện thế nào và tập môn nào cho phù hợp. Trước hết, cần tập các động tác từ đơn giản đến phức tạp: tập thở sâu, đi bộ, thư giãn, thể dục rồi chơi các môn thể thao nhẹ, vừa với sức mình. Tuyệt đối nên tránh các bài tập tác động lên cơ bụng hoặc tập khi đói, sau khi ăn xong… Những điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu nuôi dạ dày từ đó làm nặng thêm bệnh lý dạ dày sẵn có và cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Đây là những bệnh không nên tập gym hoặc hạn chế việc tập gym, nên tập gym có kiểm soát. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp thêm các bạn có kiến thức để phòng tránh cũng như tập gym một cách khoa học hơn.

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới