Phía tây Quảng Nam, lần khuất trong những cánh rừng già là những ngôi làng của đồng bào các dân tộc ít người. Cách trở về địa lý và những đặc thù phong tục nên những ngôi làng ấy có nhiều câu chuyện vừa huyễn hoặc, vừa là những mảnh ghép văn hóa độc đảo của vùng cao.
Đoàn tụi mình xuất phát từ làng A Réc thuộc xã A Vương, những tiếng chân rảo bước qua những cảnh đồng ruộng rồi dần dần men lên đồi núi cao vút, mon men qua những con suối mát rượt theo những cánh rừng già ẩm.
Aur là ngôi làng của thần rừng. Thật khó để diễn tả niềm vui và tình yêu của họ với rừng. Sống giữa rừng, họ cần mẫn như những con ong, hiền hậu như những dòng suối và kiên cường như cổ thụ. Rừng nuôi họ bằng mật ong, bằng sắn, bằng những rẫy gừng… Rau rừng, cá suối chưa bao giờ để người Aur phải nhịn đói. Họ sống chan hòa với rừng, lấy vừa đủ để ăn, làm đủ để mùa đông không thiếu lương thực. “Huyện nhiều lần vận động dân làng Aur ra tái định cư ở gần đường hơn, nhưng ra khỏi đây thì sống bằng gì. Rẫy đây, đất đây, rừng chúng tôi đây. Chúng tôi sống ở đây, dưới sự che chở của thần rừng.
Một chuyến đi có nhiều sự yêu thương đong đầy tình cảm người Aur mến khách, từ những trẻ em đến người lớn, họ sống một nơi biệt lập bên ngoài, không sóng điện thoại, không mạng internet, không có giao thông, không có đuờng xá đi lại, họ chỉ sống dựa vào rừng, và hằng ngày cuộc sống của họ cứ thế trôi qua từng ngày . Trước khi đoàn rời về, họ vẫn vẫy tay chào gửi những lời tạm biệt thân thiết, ở nơi đây tụi mình vẫn thấy hạnh phúc là cho đi đi.
Rừng không chỉ là mái nhà, mà còn là tín ngưỡng. Tín ngưỡng ấy là bùa hồ mệnh, là nguồn sống, để những đứa trẻ ra đời, lớn lên, để làng Aur tồn tại.
Bài chia sẻ của Facebooker Đăng Hải