Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Duy Trường Duy Trường
03/12/2021 19:59

Giàu nghèo, phước đức và sự nỗ lực bản thân

Người ta hay nói giàu nghèo có số. Mình thấy đúng. Khi học thì mới biết, giàu hay nghèo bị ảnh hưởng bởi phước đức. Tích nhiều phước đức thì cuộc sống khá giả, hanh thông. Phải hiểu cho đúng về phước đức để tránh trường hợp nhiều người sống không chịu vươn lên, cứ nói “tại số tui nghèo” rồi cam chịu. Và cũng tránh trường hợp nhiều người muốn giàu quá định mức phước đức của mình mà tổn thọ.


Có một công thức nôm na thế này: Phước đức + Sức lao động/Nỗ lực bản thân = Giàu có. Người A muốn kiếm được 100 đồng, do phước đức nhiều nên anh ta làm trong 1 ngày là có 100 đồng. Người B cũng kiếm được 100 đồng, nhưng lại vất vả hơn, tốn gần 10 ngày vì ít phước.

Phước đức được biểu hiện ở gia cảnh nơi anh ta sinh ra (nhà giàu hay nghèo), sự phát triển thể chất (khoẻ mạnh hay ốm yếu), sự phát triển trí tuệ, nhân cách (thông minh hay chậm chạp, tính cách dễ thương hay khó ưa), ngoại hình (xinh đẹp hay xấu xí) và hoàn cảnh xung quanh (vận may mà người khác mang đến). Nên cùng để kiếm được 100 đồng nhưng sự vất vả là khác nhau do nền tảng mỗi người không đồng nhất.

Vậy làm sao để biết phước đức của mình tới đâu?

Chúng ta cứ để ý, mình lao ra đời kiếm tiền, khi nào đổ bệnh là dấu hiệu báo động bạn đang tới hạn mức. Bạn muốn có 100 đồng, nhưng phước đức không đủ nên bạn phải dùng thời gian và sức khoẻ của mình để cày. Ngủ không đủ giấc, ăn uống thất thường, liên tục căng thẳng nên đổ bệnh là chuyện sớm muộn. Nếu tình trạng kéo dài thì người ta gọi là tổn thọ, bạn dùng tuổi thọ của mình để đổi lấy tiền.

Nhưng ngặt một nỗi, kiếm được 100 đồng rồi, số tiền đó có ở lại với bạn không? Nếu thiếu phước đức, tiền nó cũng bỏ đi bằng cách này hay cách khác. Nên việc kiếm tiền đến đổ bệnh là một hành động ngu ngốc nhất của con người.

Vậy mục đích của đời người không phải để kiếm tiền, mà là tích phước đức. Tiền bạc chỉ là một trong những biểu hiện của nội tâm mà thôi. Kiếm tiền vừa phải, chăm lo sức khỏe thật tốt, dành thời gian trải nghiệm cuộc sống, trau dồi và thăng tiến tâm thức mới là điều mà người trẻ cần nhận thức trước khi quá muộn.

Tâm Bùi

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới