Liên hệ
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VIETPRO
Địa chỉ: 80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313298472 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/06/2015
Điện thoại: 093.992.00.88
Email: truyenthongcongty@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép thiết lập Mạng xã hội số 257/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/06/2020
Linh Linh
27/04/2022 09:22

Ăn kiêng sai cách – Ăn thuần chay có thực sự tốt?

Trong những số trước, ThS.BS. Phạm Phước Thành đang công tác tại phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Hoàn Mỹ Thủ Đức đã giải thích với người đọc về tầm quan trọng của bữa ăn sáng và ăn sáng như thế nào là đúng và đủ. Trong bài viết hôm nay, bác sĩ Thành sẽ tiếp tục chia về vấn đề ăn kiêng như thế nào là đúng và một số lưu ý cần biết khi ăn kiêng.


Đầu tiên, vị bác sĩ trẻ định nghĩa chữ “ăn kiêng” là giảm bớt một hoặc nhiều những yếu tố trong chế độ ăn của mình để đạt được mục tiêu nhất định. Điển hình là những người bệnh ăn kiêng để kiểm soát bệnh và bảo vệ sức khỏe của bản thân (giảm muối là chế độ cho bệnh cao huyết áp, giảm tinh bột là chế độ cho người bệnh tiểu đường,…). Đối với một người bình thường, ăn kiêng chủ yếu là để giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.

Ăn kiêng bằng chế độ ăn thuần chay có thật sự hợp lý không?

Trả lời cho câu hỏi này bác sĩ Thành nói:

“Khi mình chuyển qua ăn chay một cách đột ngột, cơ thể sẽ bị thiếu hụt một số dưỡng chất. Thứ nhất, nói về chất đạm, trong chuỗi thức ăn, cơ bản nhất là thực vật, tiếp đến là những động vật ăn cỏ và con người là động vật ăn tạp (nghĩa là con người vừa ăn thực vật, vừa ăn động vật).

Khi ăn cỏ, cơ thể động vật sẽ tạo ra đạm thiết yếu, sau đó, con người sẽ ăn và hấp thu những chất đạm đó. Vì cơ thể con người sẽ không tự tổng hợp được các loại đạm này nên động vật được xem như một bước trung gian giúp con người hấp thu dưỡng chất.

Dù vẫn có một số loài thực vật cũng có mang đạm thiết yếu, nhưng nếu muốn hấp thu đủ lượng đạm thiết yếu cần cho cơ thể con người, chúng ta cần ăn một số lượng rất lớn khi ăn thuần chay. Ví dụ trong 100 gram đậu nành sẽ có 2 gram đạm thiết yếu nhưng 100 gram thịt gà lại có đến 10 gram đạm. Vậy nên cần ăn đến 500 gram đậu nành thì mới có được lượng đạm bằng 100 gram thịt gà. Như vậy, nếu chuyển qua ăn thuần chay thì một ngày, liệu chúng ta có thể bảo đảm nạp đủ 500 gram đậu nành để cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể không?

Hay một ví dụ khác là Omega 3, một loại chất béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể. Trong 100 gram cá hồi, lượng Omega 3 nhiều gấp bốn lần lượng Omega 3 trong một trái bơ – một đặc sản của Việt Nam có chứa khá nhiều Omega 3 và có giá thành rẻ. Vậy khi chuyển qua ăn thuần chay, chúng ta liệu có thể đảm bảo ăn đủ 400 gram bơ trong một ngày hay không?

Điều đáng cân nhắc nhất chính là khi chuyển sang chế độ ăn thuần chay thì liệu rằng bản thân có thể đáp ứng một khối lượng lớn thức ăn như vậy đưa vào người hay không? Các cơ quan chức năng sẽ tiêu hóa và thời gian tiêu hóa như thế nào?

Trong trường hợp có thể đáp ứng được việc tiêu hóa một lượng lớn thức ăn như vậy và có thể sắp xếp chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp thì hoàn toàn có thể chuyển sang chế độ ăn thuần chay. Nếu không, nên cân nhắc lại và chuyển dần dần từ chế độ ăn bình thường sang chế độ ăn thuần chay chứ đừng chuyển đổi đột ngột”.

Tựu trung, có rất nhiều chế độ ăn kiêng và mỗi người nên chọn ra một chế độ thích hợp với cơ địa của từng cá nhân, từ đó thiết lập một chế độ ăn riêng cho bản thân. Vì thế, khi muốn ăn kiêng, tốt nhất vẫn nên tham khảo thật kỹ lưỡng và tìm ra chế độ ăn phù với bản thân để tránh trường hợp chuyển đổi đột ngột, gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể.

   
0 bình luận     0 lượt thích

Thành viên mới